Xem thêm: vé máy bay giá rẻ
Sở hữu ngay cho mình một vé máy bay rẻ nhất. Đại lý vé máy bay Bảo Nam bằng cách truy cập website hoặc liên hệ Hotline: 08.3845.1222.
Không gian quán Tsuda Sengyoten ở thành phố Senda
Với người Nhật, Miyagi là điểm đến ngoạn cảnh nổi tiếng bởi là một trong ba địa danh sở hữu Nippon Sankei (Nhật Bản tam cảnh), chính là vịnh Matsushima với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ trải dài trên diện tích 40 cây số vuông. Nhưng ngoạn cảnh Miyagi chỉ là cái cớ, bởi ở miền đất này, dân bản xứ tìm đến là để thỏa mãn phần “thực”.
Nhờ lợi thế nằm ở vùng biển có hai dòng hải lưu ấm – lạnh đan xen, nên ngư trường đánh bắt hải sản Miyagi được nhận định là phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng, những món ngon tiêu biểu có hàu, sò điệp, rong biển, cá ngừ, cá hồi, ốc đỏ, cá saba, cầu gai, tôm hùm…, toàn những hải vị mà chỉ nghe qua, vị giác đã chuyển mình, động đậy cơn thèm muốn được nếm trải.
Để khám phá miền hải sản ở Miyagi, điểm đầu tiên khiến tôi tò mò muốn tìm hiểu là chợ cá ngay cảng biển Ishinomaki, hiện là chợ cá lớn nhất thế giới. Danh hiệu này trước đây thuộc về Tsukiji, một chợ cá lâu đời ở Tokyo, nhưng từ sau khi cơn sóng thần kinh hoàng dội vào Miyagi năm 2011, khiến cho ngành thủy hải sản nổi tiếng của vùng gần như tê liệt, nhà máy đóng cửa, cảng biển tan hoang, vùng nuôi trồng hải sản mất trắng, công cuộc tái thiết được nhanh chóng tiến hành, và chợ cá Ishinomaki hình thành trở lại, “khủng” hơn trước gấp nhiều lần với quy mô chiều dài đến 880m, chỉ cách cầu cảng vài bước chân.Một góc bày bán các loại hải sản quý hiếm được đánh bắt trong ngày ở chợ cá lớn nhất thế giới Ishinomaki.
Toàn bộ hải sản đánh bắt trong ngày ở Miyagi đều tề tựu về chợ cá mỗi sáng sớm, cá ở đây được phân loại kỹ lưỡng và riêng biệt, cứ nhìn vào từng thùng bày tràn lan trên mặt sàn sẽ biết được chủng loại đánh bắt của ngày hôm đó, với hàng ngàn giống cá lạ, loại ít người mua thì sang tay nhanh gọn, nhiều người cùng chọn thì đem đấu giá. Khách hàng của chợ cá Ishinomaki là các doanh nghiệp hải sản, các nhà hàng nổi tiếng ở thành phố Sendai, thủ phủ Miyagi, cũng tìm đến mỗi ngày để chọn đồ ngon đem về bổn tiệm chế biến món độc chiêu phục vụ khách.
Ngoài dòng hải sản đánh bắt tự nhiên, Miyagi còn một đặc sản nổi tiếng khác từ nuôi trồng, đó là hàu. Đây cũng là vùng nuôi hàu đầu tiên của Nhật đạt tiêu chuẩn quốc tế ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản), chứng nhận thủy sản được nuôi có trách nhiệm, không tác động xấu đến môi trường, sinh thái, dân cư và đảm bảo tốt quy định về chế biến, lao động. Bởi thế mà trong bữa ăn đầu tiên ở Miyagi, anh bạn thổ địa thiết đãi một bữa hàu “ngập mặt”, ăn thỏa thích ở tiệm Sanriku Kakigoya với giá 2.980 yen (khoảng 600 ngàn đồng), trong khi một con hàu cùng loại bán ở chợ cá Tsukiji – Tokyo có giá 800 yen (khoảng 160 ngàn đồng).
Hàu được chế biến giản đơn, ăn sống hoặc hấp 15 phút, khi hàu vừa hé miệng, chan vào chút nước chấm Ponzu và bắt đầu tận hưởng vị thịt chín mọng, căng phồng, cắn ngập răng, ngậy mùi sữa béo quyện với mặn, cay, nồng, ngọt thanh, chua nhẹ của Ponzu. Bữa hàu no đến lặc lè uống kèm nước đá lạnh thế mà vẫn bình an vô sự, đúng là: “Ăn đồ Nhật mà đau bụng hẳn là chuyện xưa nay hiếm”.Món sashimi bắt mắt với phần xương đuôi cá ngừ ở Tsuda Sengyoten
Đi khắp nơi ở Miyagi, đâu cũng chạm mặt với hải sản, với đủ kiểu, từ tươi sống đến chế biến, và mỗi bữa ngon đều là những trải nghiệm hải sản thú vị. Đáng nhớ hơn cả là món cá sống sashimi ở Tsuda Sengyoten, ngay trung tâm Sendai. Quán nhỏ chỉ chứa khoảng 20 người, thực đơn thay đổi tùy vào nguyên liệu mỗi ngày do ông chủ chọn về từ chợ cá Ishinomaki buổi sớm, cái thú vị ở đây là nếu món ngon giới hạn trong khi được nhiều người cùng chọn, nhà hàng lập tức tổ chức đấu giá, khách ăn hôm ấy ai bỏ giá cao nhất sẽ được chủ tiệm chế biến phục vụ.
Cách chế biến sashimi ở Tsuda Sengyoten cũng khác lạ, ngoài những lát cắt quen thuộc kiểu Nhật, món sashimi ở đây còn gồm cả tảng xương cá ngừ dính thịt, khách ăn sẽ dùng chiếc thìa nhỏ để ăn đến đâu nạo thịt đến đấy. Thật may là hôm ghé tiệm này lúc sớm, chưa bị thực khách khác… giành ăn nên tôi sở hữu được gần 1/3 đoạn xương đuôi cá mà không phải qua một phiên đấu giá gay cấn nào. Mâm sashimi tổng hợp bày ra trước mặt, các món hải vị hội tụ đủ: đẹp – độc – lạ – ngon, chưa kịp gắp nhưng bao nhiêu giác quan và phản xạ đều nhường chỗ cho vị giác thèm thuồng hết cả. Tôi lai rai chậm rãi nghiền ngẫm những tinh hoa ngọt lành của biển cả, với ngập đầy sự hấp dẫn, ấn tượng mà chưa từng được trải nghiệm ở những ngư trường khác ngoại trừ Miyagi.Tiệm Sanriku Kakigoya với món hàu hấp danh tiếng của Miyagi
Những điều ở Việt Nam khiến du khách Thụy Sĩ lạ lẫm
Vẻ đẹp của tháp Po Klong Garai ở Ninh Thuận
Những món đồ bất ly thân trong hành lý xách tay.
Không gian quán Tsuda Sengyoten ở thành phố Senda
Với người Nhật, Miyagi là điểm đến ngoạn cảnh nổi tiếng bởi là một trong ba địa danh sở hữu Nippon Sankei (Nhật Bản tam cảnh), chính là vịnh Matsushima với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ trải dài trên diện tích 40 cây số vuông. Nhưng ngoạn cảnh Miyagi chỉ là cái cớ, bởi ở miền đất này, dân bản xứ tìm đến là để thỏa mãn phần “thực”.
Nhờ lợi thế nằm ở vùng biển có hai dòng hải lưu ấm – lạnh đan xen, nên ngư trường đánh bắt hải sản Miyagi được nhận định là phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng, những món ngon tiêu biểu có hàu, sò điệp, rong biển, cá ngừ, cá hồi, ốc đỏ, cá saba, cầu gai, tôm hùm…, toàn những hải vị mà chỉ nghe qua, vị giác đã chuyển mình, động đậy cơn thèm muốn được nếm trải.
Để khám phá miền hải sản ở Miyagi, điểm đầu tiên khiến tôi tò mò muốn tìm hiểu là chợ cá ngay cảng biển Ishinomaki, hiện là chợ cá lớn nhất thế giới. Danh hiệu này trước đây thuộc về Tsukiji, một chợ cá lâu đời ở Tokyo, nhưng từ sau khi cơn sóng thần kinh hoàng dội vào Miyagi năm 2011, khiến cho ngành thủy hải sản nổi tiếng của vùng gần như tê liệt, nhà máy đóng cửa, cảng biển tan hoang, vùng nuôi trồng hải sản mất trắng, công cuộc tái thiết được nhanh chóng tiến hành, và chợ cá Ishinomaki hình thành trở lại, “khủng” hơn trước gấp nhiều lần với quy mô chiều dài đến 880m, chỉ cách cầu cảng vài bước chân.Một góc bày bán các loại hải sản quý hiếm được đánh bắt trong ngày ở chợ cá lớn nhất thế giới Ishinomaki.
Toàn bộ hải sản đánh bắt trong ngày ở Miyagi đều tề tựu về chợ cá mỗi sáng sớm, cá ở đây được phân loại kỹ lưỡng và riêng biệt, cứ nhìn vào từng thùng bày tràn lan trên mặt sàn sẽ biết được chủng loại đánh bắt của ngày hôm đó, với hàng ngàn giống cá lạ, loại ít người mua thì sang tay nhanh gọn, nhiều người cùng chọn thì đem đấu giá. Khách hàng của chợ cá Ishinomaki là các doanh nghiệp hải sản, các nhà hàng nổi tiếng ở thành phố Sendai, thủ phủ Miyagi, cũng tìm đến mỗi ngày để chọn đồ ngon đem về bổn tiệm chế biến món độc chiêu phục vụ khách.
Ngoài dòng hải sản đánh bắt tự nhiên, Miyagi còn một đặc sản nổi tiếng khác từ nuôi trồng, đó là hàu. Đây cũng là vùng nuôi hàu đầu tiên của Nhật đạt tiêu chuẩn quốc tế ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản), chứng nhận thủy sản được nuôi có trách nhiệm, không tác động xấu đến môi trường, sinh thái, dân cư và đảm bảo tốt quy định về chế biến, lao động. Bởi thế mà trong bữa ăn đầu tiên ở Miyagi, anh bạn thổ địa thiết đãi một bữa hàu “ngập mặt”, ăn thỏa thích ở tiệm Sanriku Kakigoya với giá 2.980 yen (khoảng 600 ngàn đồng), trong khi một con hàu cùng loại bán ở chợ cá Tsukiji – Tokyo có giá 800 yen (khoảng 160 ngàn đồng).
Hàu được chế biến giản đơn, ăn sống hoặc hấp 15 phút, khi hàu vừa hé miệng, chan vào chút nước chấm Ponzu và bắt đầu tận hưởng vị thịt chín mọng, căng phồng, cắn ngập răng, ngậy mùi sữa béo quyện với mặn, cay, nồng, ngọt thanh, chua nhẹ của Ponzu. Bữa hàu no đến lặc lè uống kèm nước đá lạnh thế mà vẫn bình an vô sự, đúng là: “Ăn đồ Nhật mà đau bụng hẳn là chuyện xưa nay hiếm”.Món sashimi bắt mắt với phần xương đuôi cá ngừ ở Tsuda Sengyoten
Đi khắp nơi ở Miyagi, đâu cũng chạm mặt với hải sản, với đủ kiểu, từ tươi sống đến chế biến, và mỗi bữa ngon đều là những trải nghiệm hải sản thú vị. Đáng nhớ hơn cả là món cá sống sashimi ở Tsuda Sengyoten, ngay trung tâm Sendai. Quán nhỏ chỉ chứa khoảng 20 người, thực đơn thay đổi tùy vào nguyên liệu mỗi ngày do ông chủ chọn về từ chợ cá Ishinomaki buổi sớm, cái thú vị ở đây là nếu món ngon giới hạn trong khi được nhiều người cùng chọn, nhà hàng lập tức tổ chức đấu giá, khách ăn hôm ấy ai bỏ giá cao nhất sẽ được chủ tiệm chế biến phục vụ.
Cách chế biến sashimi ở Tsuda Sengyoten cũng khác lạ, ngoài những lát cắt quen thuộc kiểu Nhật, món sashimi ở đây còn gồm cả tảng xương cá ngừ dính thịt, khách ăn sẽ dùng chiếc thìa nhỏ để ăn đến đâu nạo thịt đến đấy. Thật may là hôm ghé tiệm này lúc sớm, chưa bị thực khách khác… giành ăn nên tôi sở hữu được gần 1/3 đoạn xương đuôi cá mà không phải qua một phiên đấu giá gay cấn nào. Mâm sashimi tổng hợp bày ra trước mặt, các món hải vị hội tụ đủ: đẹp – độc – lạ – ngon, chưa kịp gắp nhưng bao nhiêu giác quan và phản xạ đều nhường chỗ cho vị giác thèm thuồng hết cả. Tôi lai rai chậm rãi nghiền ngẫm những tinh hoa ngọt lành của biển cả, với ngập đầy sự hấp dẫn, ấn tượng mà chưa từng được trải nghiệm ở những ngư trường khác ngoại trừ Miyagi.Tiệm Sanriku Kakigoya với món hàu hấp danh tiếng của Miyagi
Xem thêm các tin liên quan :
Những lùm cây lạ lùng nhất thế giớiNhững điều ở Việt Nam khiến du khách Thụy Sĩ lạ lẫm
Vẻ đẹp của tháp Po Klong Garai ở Ninh Thuận
Những món đồ bất ly thân trong hành lý xách tay.
x
No comments:
Post a Comment